Kinh doanh hoài không có lợi nhuận: Nguyên nhân và cách gỡ

Published Categorized as Quản trị

Chia sẻ của Luật sư Doanh Nguyễn 04 nguyên nhân thường khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh không có lợi nhuận dù doanh thu rất tốt và cách khắc phục thực tế.

Tình huống:

“Em khởi nghiệp giáo dục cũng 3 năm nay, nhân viên cũng vài chục người nhưng thanh toán lương thưởng xong đến hiện tại 3 năm lợi nhuận vẫn con số 0 tròn trĩnh. Biên lợi nhuận ngành ko cao, đắm đuối với con chữ nhiều, cũng chịu khó r&d nhưng mãi vẫn ko thấy tiền.

Nhòm qua tính lại mọi chuyện sẽ vẫn thế chẳng có gì thay đổi vì em vẫn chưa nhìn ra vấn đề sai lầm của bản thân.

Anh có thể chia sẻ 1 chút để những người mới như em bớt hoang mang và bền chí kiên gan được không ạ !”

Chia sẻ của Luật sư Doanh Nguyễn:

Do không rõ mô hình kinh doanh, sản phẩm và background của bạn như thế nào nên mình chỉ đoán mò thôi nhé. Mình có tiếp xúc với một số trường hợp startup/sme giống bạn. Thường thì nó sẽ có một /vài cái sai/chưa tốt/chưa tối ưu ở khúc nào đó, kiểu như:

1 – Định giá sản phẩm sai dẫn đến không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận ảo

Dù doanh thu khá tốt, nhưng trừ qua trừ lại thì lại không có tiền dư/lợi nhuận. Phổ biến nhất là lúc mới gia nhập thị trường thì giá là x đồng, ba năm sau vẫn x đồng vì không dám/quên không tăng giá trong khi đó công ty vẫn phải trả lương cao hơn cho đội ngũ hiện tại, rồi chi phí R&D chưa tính vào giá thành, chi phí thuê văn phòng tăng, lạm phát, chi phí cơ hội của bạn nữa …

=> Cách gỡ là: tăng giá, tách sản phẩm thành 3-4 gói và định giá khác nhau theo giá trị sản phẩm/gói sản phẩm. Đừng sợ mất khách hàng/user khi tăng giá nhé. Khách hàng tốt có thể đang mong công ty tăng giá bán để họ sử dụng sản phẩm tốt hơn đó.

2 – Đo lường số liệu tài chính không chuẩn xác

Ví dụ, như số liệu cơ bản kiểu như bị nhầm lẫn ấy: doanh thu, dòng tiền, thu nhập, lợi nhuận, … Nói chung số liệu không chính xác nên các quyết định, đánh giá nó không chuẩn ấy.

=> Cách gỡ là: Tìm hiểu/nói chuyện với một người bạn rành về tài chính để nhìn ra vấn đề. Khoản này hồi trước công ty mình cũng phải nhờ 1 bạn finance expert xem qua và cho ý kiến thì mới nhận ra được vấn đề sai lầm cơ bản mình đã từng mắc phải.

3 – Quản lý cost chưa tốt

Chi phí nó bị over. Công ty vài chục người thì có thể dư thừa vài người hoặc chưa khai thác hết hiệu suất của team.

Theo kinh nghiệm mình đã chứng kiến, có công ty nhỏ đã từng cắt đi 3 senior trong 7 vị trí. Nhóm này ngốn mất 60% quỹ lương. Ban đầu mọi người lo lắng công ty sẽ khủng hoảng, ai dè lại có không gian cho các bạn midle/junior gồng lên lấp chỗ trống. Sau 2 tháng mọi chuyện đâu vào đấy, hoạt động mượt mà và vẫn chất lượng.

=> Nên rà soát, cut cost kiểu cut or die ấy. Có khá nhiều khoản chi/mức chi không cần thiết sẽ lộ mặt ra. Cut được 10% thôi là cũng tốt rồi. Lợi nhuận nhiều khi nó nằm ở đây mà ra.

4 – Kinh doanh sụt giảm

 Số lượng user/khách hàng sụt giảm vì sản phẩm chất lượng k gia tăng hoặc đối thủ làm tốt hơn nên khách chuyển qua bên đó dẫn đến doanh thu giảm. Cái này thì mình không có ý kiến. Bạn là người nắm rõ nhất.

_

P/s lớn: Doanh là luật sư, không phải business advisor nên biết sao nói vậy. Hy vọng vài lời trên giúp bạn vui. Chúc bạn năm mới đột phá!