Nghỉ làm ngay sau khi công ty cho đi đào tạo ở nước ngoài về thì có bị bồi thường, đưa vào blacklist không?

Published Categorized as Pháp luật, Pháp luật Quản trị, Quản trị

Xử lý vấn đề người lao động nghỉ làm ngay sau khi công ty cho đi đào tạo ở nước ngoài. Có bị bồi thường chi phí đào tạo hay đưa vào blacklist không.

Tình huống:

Về đề nghỉ làm ngay sau khi công ty cho đi đào tạo ở nước ngoài và khả năng có bị bồi thường hay đưa vào blacklist không. Em xin hỏi như sau: Hiện tại thì em đang làm ở 1 cty  ở VN vì đã chán với môi trường và công việc hiện tại nên em đang rải CV để nhảy việc. Tuy nhiên thì cty em đang làm lại offer business trip 1 month để training và tham gia workshop abroad, em cảm thấy đây là 1 cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm cái mới. Nhưng em sợ rằng khi đi về sẽ bị bonding ( ràng buộc) làm cho công ty ít nhất thêm 1 năm nữa nhưng em rất chán công việc và môi trường hiện tại.

Sau khi đi business trip về mà em xin nghỉ thì có bị blacklist không? Bản thân em xét về tình thì cho dù không bị blacklist em cũng sẽ cảm thấy có lỗi với công ty. Theo anh chị thì em có nên từ chối lời đề nghị này không? Mong anh cho em xin lời khuyên.

Chia sẻ của Luật sư Doanh Nguyễn:

Về vấn đề có bị blacklis hay không

Blacklist hay không thì tuỳ công ty/HR và còn tuỳ vào cộng đồng các nhà tuyển dụng trong ngành của bạn họ có chia sẻ một blacklist như vậy hay không.

Xét về lý (pháp luật)

Khi bạn được công ty cho đi đào tạo, thường công ty với bạn sẽ ký một hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề. Trong hợp đồng thường sẽ có điều khoản chi phí đào tạo và bồi hoàn chi phí đào tạo như: Nếu bạn không làm việc đủ thời gian cam kết bạn có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty theo mức căn cứ quy định được trích dẫn sau đây.

Bộ luật Lao động Việt Nam hiện hành:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

….

  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Xét về tình

Hiện tại thì bạn cũng có cảm nhận là “có lỗi” (áy náy lương tâm). Bạn đồng thời cũng cảm thấy đã chán môi trường hiện tại. Trong khi đó, công ty thì lại kỳ vọng là bạn sẽ ở lại làm việc tiếp cho công ty sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Do đó, tốt nhất nên từ chối tham gia chuyến đào tạo này để tránh lãng phí thời gian của bạn và công ty, đảm bảo quyền lợi cho công ty là đối tác đang rất thiện chí khi offer một training business trip cho bạn như vậy.

Xét về thương hiệu cá nhân trong ngành

Nếu bạn chú trọng xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành là một chuyên gia uy tín, đáng tin cậy thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. “Thế giới ngành” nào cũng vậy, không rộng lắm đâu. Nên để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân của bạn thì tốt nhất bạn cũng nên fair với công ty.

Thân!

Doanh